1. Giống hoa kim cúc (Cúc kim tiền / hoa cúc tiến vua)
Hoa kim cúc hay còn gọi là cúc kim tiền hay cúc tiến vua là một trong những thứ dược liệu quý giá mang lại lợi ích sức khỏe cho con người. Giống hoa kim cúc có dược tính cao nhất trong những dòng hoa cúc được trồng tại Việt Nam. Giống cúc này được hái xong phơi khô sau đó hãm uống như nước trà hoặc làm nguyên liệu trong các bài thuốc bắc, thuốc nam. Theo lưu truyền nhiều đời, cái tên cúc tiến vua được gọi vì ngày xưa loại này được trồng chỉ để dâng cho vua chúa trong triều đình, vô cùng quý giá & đắt đỏ.
Hoa có màu vàng, hình dáng nhỏ chỉ bằng một cúc áo, có nhiều công dụng như là an thần, dưỡng tâm, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, cao huyết áp,…
2. Giống bạch cúc (Cúc trắng)
Bạch cúc hay còn gọi là cúc trắng, có tên khoa học là Leucanthemum maximum. Hoa có màu trắng nhụy vàng, thuộc những loại hoa cúc dại mọc nhiều trong tự nhiên, cây thân thảo, rễ chùm có kích thước vừa, xuất hiện ở nhiều nơi từ vùng nhiệt đới nóng ẩm đến khu vực lạnh và khô ở các nước châu Âu.
Hoa cúc trắng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Cụ thể, trong 51g hoa cúc trắng có chứa hàm lượng các thành phần như: 0.481 mg mangan, 17 mg sắt, 0.07 mg đồng, 0.09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali, 60 mg canxi, tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoids, axit hữu cơ, ilunin,…
Cúc trắng cũng như các loại tương tự dùng phơi khô để làm trà hoặc làm nguyên liệu cho các bài thuốc y học. Một số công dụng nổi bậc như tốt cho tim mạch, giải cảm, giải nhiệt, tiêu độc, mát gan, sáng mắt, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, trị mất ngủ, hạ huyết áp, chữa đau bụng kinh,…
Xem thêm: Tìm hiểu về trà hoa cúc trắng
3. Giống hoa cúc mâm xôi (Hoàng hoa cúc)
Cúc mâm xôi hay còn được gọi là đại cúc hay cúc đại đóa, tên khoa học là Chrysanthemum morifolium. Ở Việt Nam, cúc mâm xôi được trồng nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, loại này tương đối dễ trồng, không khắc khe về đất hay khí hậu.
Trà hoa cúc mâm xôi cũng như các giống khác có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như là giảm stress, thư giãn, tăng cường hệ miễn dịch,…
4. Giống hoa cúc Himalaya (Hoa cúc tuyết)
Cúc Hymalaya còn gọi là cúc tuyết hay cúc đồng bằng, tên khoa học là cúc đầu rắn, ở dãy núi Côn Lôn và dãy Himalaya. Giống hoa cúc này được những người chăn gia súc Uyghur sống ở chân núi phía bắc của dãy núi Karakoram phát hiện, họ nhìn thấy một bông hoa nhỏ màu vàng trên dòng sông tuyết của núi Côn Lôn. Loài hoa nhỏ màu vàng này có hình dạng giống như một bông hoa cúc với cánh hoa vàng và nhị hoa màu nâu, mọc ở độ cao hơn 3000 mét trên núi Côn Lôn. Nói về công dụng sức khỏe, cúc Hymalaya cũng có những lợi ích tương tự như cúc mâm xôi hay cúc trắng.
5. Giống Hoa Cúc La Mã
Cúc La Mã có tên khoa học là Matricaria chamomilla được tìm thấy ở châu Âu và vùng ôn đới của châu Á và đã được du nhập rộng rãi vào các vùng ôn đới của Bắc Mỹ và Úc. Chúng thường mọc ven đường, quanh các bãi thải, những cánh đồng ở dạng cỏ dại, do hạt của chúng cần những vùng đất trống, thoáng để phát triển. (Theo Wikipedia)
Cúc La Mã được xem là một trong những giống hoa cúc làm trà phổ biến và được chiết xuất ra thành nhiều dạng như trà, viên nang, kem, chất lỏng, dầu gội, rượu thuốc hoặc trong các thành phần của mỹ phẩm. Đây được xem là một loại dược liệu quý giúp nhuận tràng, kháng viêm, diệt khuẩn, làm đẹp,…Nếu là trà, cúc La Mã sau khi sấy khô (phơi khô) sẽ được hãm cùng nước sôi uống mỗi ngày giúp kiểm soát chứng đau bụng, giải nhiệt, thải độc, mát gan,…
Xem thêm: Trà hoa cúc La Mã ( Chamomlie)
6. Giống Hoa Cúc Trung Quốc
Hoa cúc Trung Quốc được xem là “Tứ Quân Tử” của văn hóa Trung Hoa cùng với mai , lan, trúc. Hoa cúc Trung Hoa được nổi danh với bốn vị Hoàng cúc (ở Hoàng Sơn), Hàng cúc (ở Hàng Châu), Trừ cúc (ở Trừ Châu) và Bạc cúc (ở Bạc Châu).
Xem thêm: Trà hoa cúc kỷ tử có những tác dụng và cách pha
Xem thêm: Nên mua trà hoa cúc ở đâu và trà hoa cúc giá bao nhiêu tiền
Xem thêm: Uống trà hoa cúc giảm cân, bạn đã thử chưa
Xem thêm: Trà hoa cúc cho bà bầu
Xem thêm: Trà hoa cúc – Công dụng và cách uống trà
Xem thêm: Cách pha trà hoa cúc
Xem thêm: Trà hoa cúc mật ong, đường phèn