Bí Mật Về Trà Cung Đình Huế Bạn Nên Biết

Bí Mật Về Trà Cung Đình Huế Bạn Nên Biết

Trà Cung Đình Huế nổi tiếng như là một vị thuốc thần kỳ tốt cho sức khỏe. Nhưng có nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao nó lại có công dụng tốt như vậy? Và những công dụng đó cụ thể có tác dụng như thế nào cho người sử dụng? Để giải đáp những thắc mắc đó, Trathaomoc.info xin chia sẻ tất tần tật thông tin về nguồn gốc, thành phần, công dụng của Trà thảo mộc Cung Đình Huế, những thông tin này sẽ rất hữu ích cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1) Giới thiệu về Trà Cung Đình Huế

1.1) Trà Cung Đình Huế là gì ?

Trà Cung Đình Huế là một loại trà được chế biến bởi 16 vị thảo dược Cung Đình bắt nguồn từ mẹ thiên nhiên, cộng với bí kíp chế biến gia truyền nên có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Nó không đơn thuần chỉ là nước giải khát, mà còn là một thuốc bổ giúp điều trị nhiều loại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng.

tra-cung-dinh-hue-la-gi

Trà Cung Đình được chế biến bởi 16 vị thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

1.2) Trà Cung Đình Huế có nguồn gốc từ đâu ?

Trà Cung Đình Huế được bắt nguồn từ Cung Đình Huế ( hay còn gọi là cố đô Huế) nơi các hoàng đế triều đình nhà Nguyễn đã trị vì hơn 140 năm và đã được UNESCO – (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) công nhận.

Trà thảo mộc Cung Đình Huế xưa phải trải qua nhiều khâu chuẩn bị, nghi thức cầu kỳ, chọn lọc từ nhiều loại thảo dược quý mới nấu được một ấm trà, nên loại trà này chỉ dành riêng cho bậc Vua Quan, người thường dân sẽ không có điều kiện để thưởng thức.

1.3) Trà Cung Đình Huế uống có vị như thế nào ?

Thành phần trong Trà Cung Đình Huế bao gồm nhiều loại thảo dược quý như atiso, hoa lài, cam thảo bắc, hồng táo, đại táo, đẳng sâm, cúc hoa,… nên khi uống Trà Cung Đình sẽ có vị ngọt dịu, thanh thanh ở cổ họng, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái khi uống.

2) 16 loại thảo dược liệu quý tạo nên Trà Cung Đình Huế hảo hạng

Trà Cung Đình Huế là loại trà cộng hưởng từ 16 loại thảo dược quý, xưa được chọn lọc tỉ mỉ, cẩn thận để tạo ra thức uống bồi bổ cho vua quan. Ngày nay loại trà này cũng được mọi người truyền miệng và sử dụng. Vậy tên gọi, đặc điểm và công dụng của nó là gì ? Cùng trathaomoc.info tìm hiểu ngay nhé:

2.1) Tim sen

Tim sen (tâm sen) có tên khoa học là Embryo Nelumbinis

Đặc điểm: Tim sen có trong Trà Cung Đình Huế chính là phần nhụy của hạt sen, là phần tinh túy nhất của cây sen.

Tim sen có công dụng: cải thiện tim mạch, thanh nhiệt cơ thể, điều trị các chứng hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp và điều trị triệu chứng mất ngủ.

tim-sen-trong-tra-cung-dinh

Tim sen trong Trà Cung Đình Huế điều trị mất ngủ, thanh nhiệt cơ thể

2.2) Cúc Hoa

Cúc hoa có tên khoa học là Chrysanthemum morifolium Ramat thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm: Cúc Hoa có thân nhẵn đứng, có rãnh. Mặt dưới của lá trắng hơn mặt trên và có lông tơ, ở mép có rang cưa. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ , phủ lông trắng, lá hình trái xoan thuôn. Phần đấu, có 1-2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ màu trắng, phần hoa ở giữa có hình ống màu vàng nhạt.

Công dụng của Cúc Hoa: bao gồm điều trị bệnh chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mụn nhọt.

duoc-lieu-cuc-hoa-trong-tra-cung-dinh-hue

Cúc hoa trong Trà Thảo mộc Cung Đình Huế giúp điều trị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu

2.3) Atiso

Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus L. hoặc Cynara cardunculus L. var scolymus thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm: cây Atiso là cao hơn 1m, lá to, phiến lá có khía sâu và gai. Thân và lá có lông tơ trắng. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ tím hoặc lơ nhạt. Ở Việt Nam, Atiso được phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Đà Lạt, Sapa, Hà Giang, Sơn La và Tam Đảo.

Công dụng của Atiso: bao gồm điều trị giảm cholesterol, giúp cân bằng đường huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, sỏi, gan, thiếu máu, huyết áp cao, phù, viêm khớp, hội chứng ruột kích thích (IBS), lợi tiểu, nhiễm trùng bàng quang, trị rắn cắn và làm lành vết thương.

atiso-trong-tra-cung-dinh-hue-giup-dieu-tri-cac-benh-ve-than-gan

Atiso trong Trà Cung Đình Huế giúp điều trị các bệnh thận, gan, thiếu máu, huyết áp cao

2.4) Đẳng Sâm
Đẳng Sâm ( đảng sâm, lộ đảng sâm,..) có tên khoa học là Codonopsis pilosula Nannf thuộc họ Campanulaceae (Hoa Chuông)

Đặc điểm: Đẳng Sâm là cây thân thảo sống lâu năm. Thân cây nhỏ, màu hồng tía hoặc sẫm tím, mặt thân có long trắng, ngắn và thưa. Lá cây hình lưỡi mác, mọc so le và được phủ bởi một lớp lông tơ trắng mịn. Phiến lá cây Đẳng Sâm dài độ 3-8cm có màu xanh pha vàng nhạt. Hoa có màu xanh nhạt bắt mắt. Quả cây Đẳng Sâm có hình chùy, màu xanh đậm cỡ bằng một đốt ngón tay. Củ Đẳng Sâm nằm sâu dưới đất độ hơn nữa mét, củ nhẵn, màu nâu nhạt giống củ nhân sâm.

Đẳng Sâm có công dụng: giúp hỗ trợ điều trị bệnh về viêm phổi, lao, ho mãn tính, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi, giảm stress, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp, đào thải cholesterol xấu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, tai biến.

dang-sam-trong-tra-cung-dinh-hue

Đẳng sâm trong Trà Cung Đình Huế giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, lao, ho mãn tính

2.5) Cỏ ngọt

Cỏ ngọt ( cỏ đường, cúc ngọt) có tên khoa học là Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl thuộc họ Asteraceae

Đặc điểm: cỏ ngọt là sống lâu năm, sau khi trồng 6 tháng gốc sẽ dần hóa gỗ. Cỏ đường mọc tự nhiên sẽ cao gân 1 mét. Thân cành non và lá đều phủ long trắng mịn, lá mọc đối sánh, hình mũi nhọn dài ( mũi mác), 3 đường gân chính chạy từ phía cuống lá. Nửa phần trên của mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, tràng hình ống, màu trắng ngà, bao gồm 5 cánh hoa nhỏ. Cỏ ngọt được phát hiện mọc hoang từ Paraguay, vào năm 1990 Việt Nam mới bắt đầu nhập giống cây thỏa được này về trồng.

Công dụng của cỏ ngọt: giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, nóng trong người, lợi đường tiểu.

duoc-lieu-co-ngot-trong-tra-cung-dinh

Cỏ ngọt trong Trà Cung Đình Huế điều trị các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường

2.6) Hoài Sơn

Hoài sơn ( Củ mài, khoai mài, sơn dược, chính hoài) có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk thuộc họ Dioscoreaceae ( Củ Nâu)

Đặc điểm: của Hoài Sơn là dây leo có 1- 2 rễ củ, hình trụ bẹt (dẹt), thuôn về phần đầu giống hình quả bầu, dài trung bình cỡ 0.3 – 0.5 mét ( dài nhất 1 mét) và nằm sâu dưới đất.Thân cây nhẵn hơi góc cạnh, có màu đỏ hoặc đỏ đồng, thường mang những củ nhỏ ở kẽ lá (thiên hoài). Lá hoài sơn mọc so le, hình tim nhọn thuôn dài. Cuống lá dài trung bình khoảng 1,5–3cm.Ở kẽ lá còn có các chum hoa nhỏ màu vàng. Hòai Sơn mọc chủ yếu ở các tỉnh vùng núi như Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh.

Công dụng của Hoài Sơn trong y học cổ truyền: hỗ trị điều trị tỳ vị hư nhược, ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày, phế hư gây ho hen, bệnh đái tháo đường, di tinh, di niệu, bạch đới.

duoc-lieu-hoai-son

Dược liệu hoài sơn hỗ trị điều trị tỳ vị hư nhược, ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy 

2.7) Đại Táo

Đại Táo ( táo tàu đen) có tên khoa học là Zizyphus jujuba Mill thuộc họ Rhamnaceae (Táo)

Đặc điểm: quả Đại Táo là quả hình cầu hoặc hình chùy dài độ 18-32mm, đường kính khoảng 15-18mm, khi chin có màu đỏ nâu. Vỏ có vết nhăn nheo, đáy quả có lỗ lõm, vết cuống hoặc sẹo hình tròn. Bên trong thịt của quả Đại Táo màu nâu nhạt và có hạt nhỏ, cứng bên trong. Cây Đại Táo được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta.

Công dụng của Đại Táo: giúp chữa chứng lo âu, mất ngủ và tỳ vị hư nhược.

dai-tao-trong-tra-cung-dinh

Đại Táo trong Trà Cung Đình Huế giúp chữa chứng lo âu, mất ngủ và tỳ vị hư nhược

2.8) Hoa Hồi

Hoa Hồi ( đại hồi) có tên khoa học là Illicium Verum thuộc họ Illiciaceae ( Hồi)

Đặc điểm: Quả Hoa Hồi là quả chin phơi khô của cây Đại Hồi. Còn cây Hoa Hồi là cây nhỡ, cao khoảng 6-10m. Thân, cành thẳng nhẵn, non màu xanh nhạt, lớn dần sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, cứng, giòn, dài khoảng 8-12cm, hình trứng thuôn nhọn. Bụng lá xanh bóng hơn lưng lá.

Hoa mọc đơn lẻ ở nách lá, cuống hoa to và ngắn. Hoa thường sắp chùm 2-3 bông, có 5 đài màu trắng, mép hồng. Cánh hoa hồi xếp 5-6 cánh màu hồng thẫm, nối tiếp vào nhau. Quả hồi kép xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, gồm 6-8 đại. Quả hồi non có màu xanh lục, khi già sẽ có màu nâu sẫm, lớn và đầu mũi nhọn hơn. Quả Hồi Hoa được trồng phổ biến ở phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn,..

Hoa Hồi có công dụng: để trị nôn mửa, tiêu chảy, chướng bụng, đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thực phẩm, trị chứng đau mỏi và vết rắn cắn.

duoc-lieu-hoa-hoi-trong-tra-thao-moc-cung-dinh-hue

Hoa hồi chữa các chứng nôn mửa, tiêu chảy, chướng bụng, đái nhiều, ngộ độc thực phẩm

2.9) Cam Thảo Bắc

Cam Thảo Bắc (quốc lão) có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher thuộc họ Fabaceae (Đậu)

Đặc điểm: Cam Thảo Bắc trong trà Cung Đình Huế là phần rễ phát triển ngầm dưới đất từ cây Cam Thảo. Cam Thảo Bắc có hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, dài độ 20-30cm, đường kính khoảng 0.5-2.5cm. Khi cạo lớp vỏ bần màu nâu đỏ bên ngoài, nó có màu vàng nhạt, khó bẽ gãy bằng tay, có nhiều viết xơ dọc. mặt cắt ngang của nó từ trung tâm có nhiều tia ruột tỏa ra. Khi ngửi sẽ thấy vị ngọt hơi khé cổ. Cam Thảo Bắc được trồng chủ yếu ở Trung Quốc.

Công dụng của Cam Thảo Bắc: giúp chống loét, co thắt dạ dày, long đờm, chống viêm, làm lành vết thương và giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Cam-thao-bac-trong-tra-thao-moc-cung-dinh-hue

Cam thảo bắc giúp chống loét, co thắt dạ dày, long đờm, chống viêm

2.10) Hồng Táo

Hồng Táo (đại táo, táo đen, táo đỏ) có tên khoa học là Ziziphus jujuba thuộc họ Rhamnaceae (Táo)

Đặc điểm: Quả hồng táo là khi còn non, có màu xanh và khi chin thì có màu nâu cánh gián. Khi phơi khô thì vỏ quả hóp lại và đổi sang màu nâu đỏ. Hồng Táo là phổ biến ở Trung Quốc nhưng ở Việt Nam cũng được trồng, nhưng không nhiều.

Hồng Táo có nhiều công dụng: tốt cho tim mạch, khí huyết, phổi, bồi bổ cho cơ thể, chống suy nhược và cải thiện sức khỏe.

2.11) Hoa Lài

Hoa Lài ( hoa nhài) có tên khoa học là Jasminum Sambac Ait.

Đặc điểm: Cây Hoa Lài là thân cây cao khoảng 0.5-3 mét, xung quanh thân mọc nhiều cành nhỏ, lá hình trái xoan, bụng lá bóng nhẵn, lưng lá có long, hoa màu trắng tinh.

Hoa Lài có công dụng: thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm giảm cholesterol, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, các bệnh về khớp, giảm cân và cải thiện giấc ngủ.

hoa-nhai-trong-tra-cung-dinh-hue

Hoa Lài (nhài) giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm giảm cholesterol, phòng ngừa ung thư

2.12) Khổ qua

Khổ qua ( mướp đắng) có tên khoa học là Momordica charantia thuộc họ Cucurbitaceae. Đến nay vẫn chưa có nguồn gốc chính xác của cây khổ qua, nhưng nó thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Công dụng của khổ qua: giúp làm giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh ung thư, giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân.

muop-dang-trong-tra-cung-dinh-hue

Mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh ung thư, giảm cân hiệu quả

2.13) Hoa Hòe

Cây Hòe có tên khoa học là Styphnolobium japonicum (L.) Schott thuộc họ Fabaceae ( Đậu)

Đặc điểm: Cây Hoa Hòe là cây nhỡ, cao 7 mét, lá mọc dạng kép long chim, có hình thoi thuôn nhọn phần đầu lá, mọc so le nhau. Bụng lá có màu xanh đậm. Hoa hòe có 2 loại, hoa hòe nếp có hình tròn to và hoa hòe tẻ thon dài. Chúng mọc theo chùm ở phần đầu nhành cây, màu trắng ngà rất đẹp. Quả đậu giống tràng hạt. Các tỉnh ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định,.. trồng nhiều cây Hòe.

Công dụng của Hoa Hòe: giúp chữa bệnh trĩ, tốt cho tim mạch, điều trị cao huyết áp, điều trị bệnh xuất huyết, viêm nhức xương khớp và cải thiện giấc ngủ.

hoa-hoe-trong-tra-cung-dinh-hue

Hoa Hòe giúp chữa bệnh trĩ, tốt cho tim mạch, điều trị cao huyết áp, điều trị bệnh xuất huyết

2.14) Kỷ tử

Kỷ tử (khơi tử, câu kỷ tử) có tên khoa học là fructus lycii thuộc họ Cà.

Đặc điểm: Kỷ tử trong trà thảo mộc Cung Đình Huế là hạt, quả phơi khô của cây kỷ tử. Quả kỷ tử có hình trứng nhỏ, màu đỏ, thuôn dài trong giống quả táo đỏ, dài khoảng 1-2cm, mềm và mộng. Bên trong có chứa hạt dẹp màu nâu đât. Hiện nay Kỷ Tử được trồng phổ biến ở vùng núi phía Bắc bao gồm: Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng,…

Kỷ tử có công dụng: giúp cải thiện sinh lý nam giới, cải thiện thị lực, điều trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cân, bổ phổi, ổn định huyết áp, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa và làm đẹp da.

ky-tu-trong-tra-cung-dinh-hue

Kỷ tử giúp cải thiện sinh lý nam giới, thị lực, điều trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cân, bổ phổi

2.15) Vối nụ

Vối nụ (nụ nối, trâm nấp, mạn kinh tử) có tên khoa học là Syzygium Nervosum thuộc họ Sim

Đặc điểm: Nụ vối có trong trà thảo mộc Cung Đình Huế là nụ cây vối đã phơi khô. Nụ Vối có kích thước nhỏ, dài, nhiều. Khi còn non có màu xanh nhạt, già chuyển sang màu nâu sẫm. Cây Vối được trồng nhiều ở Bắc Giang, Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa.

Công dụng của Vối Nụ: giúp giảm cân, giảm mỡ máu, điều trị tiểu đường, chống lão hóa, đào thải độc tố, thanh nhiệt, điều trị bệnh gout và tốt cho bà bầu.

nu-voi-trong-tra-thao-moc-cung-dinh-hue

Nụ vối giúp giảm cân, giảm mỡ máu, điều trị tiểu đường, chống lão hóa, đào thải độc tố

2.16) Thảo Quyết Minh

Hạt Thảo Quyết Minh (hạt muồng, quyết minh, đậu ma,..) có tên khoa học là Cassia tora L, Thuộc họ Fabaceae (Đậu).

Đặc điểm: Trong Trà thảo dược Cung Đình Huế có hạt phơi khô của cây Thảo Quyết Minh. Hạt này có hình vát chéo màu nâu sáng bóng, nằm bên trong của quả có hình trụ, dài khoảng 15cm mọc trên thân cây. Cây Thảo Quyết Minh ngoài mọc hoang, nó còn được trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc,…

Công dụng của Thảo Quyết Minh: giúp an thần, cải thiện hệ tiêu hóa, kháng nấm, kháng khuẩn, hạ huyết áp và lipid trong máu.

thao-quyet-minh-trong-tra-cung-hue

Thảo quyết minh giúp an thần, cải thiện hệ tiêu hóa, kháng nấm, kháng khuẩn

Trên đây là 16 loại thảo dược có trong Trà thảo mộc Cung Đình Huế, ta thấy mỗi loại thảo dược nó đều có những nét đặc trưng và hữu dụng riêng. Và hiển nhiên, khi kếp hợp 16 loại thảo dược này, chúng hòa quyện vào nhau và tạo nên một bài thuốc có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu công dụng cụ thể của Trà Cung Đinh Huế là gì nhé.

3) Công dụng Trà Cung Đình Huế mang lại cho sức khỏe

Trước khi quyết định mua dùng loại trà thảo mộc này, đa phần mọi người lo lắng cũng như cân nhắc về công năng thật sự của nó. Những câu hỏi như Trà Cung Đình Huế có tác dụng gì? Uống Trà Cung Đinh Huế có tốt không? Hoặc tác hại của Trà Cung Đình Huế như thế nào thường được mọi người thắc mắc và tìm hiểu. 

Để trả lời những thắc mắc, lo lắng trên. Sau đây trathaomoc.info xin chia sẻ 11 tác dụng của Trà Cung Đình Huế mang lại cho người dùng. Mời bạn cùng tìm hiểu.

3.1) Thanh lọc cơ thể, giúp giải độc gan

Trà Cung Đình Huế có công dụng giúp giải độc gan bị tổn hại do rượu bia, thanh lọc cơ thể, làm cho cơ thể cảm thấy dễ chịu, đặc biệt tốt đối với người mụn.

Lý do là vì trong thành phần Trà Cung Đình có các thảo dược như Hoa lài, Atiso, Nụ vối và Tim sen có công dụng thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Giúp cơ thể khỏe mạnh.

tra-cung-dinh-hue-giup-tri-benh-gan

Trà Cung Đình Huế giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể

3.2) Giúp ổn định huyết áp

Hoa hòe, đẳng sâm, Atiso, kỷ tử, thảo quyết minh và cỏ ngọt có trong Trà Cung Đình Huế là những loại dược liệu có công năng làm giảm huyết áp, làm cho huyết áp ổn định hơn.

Phòng ngừa tình trạng tăng cao huyết áp, dẫn đến động mạch, tĩnh mạch bị tổn thương, lượng máu trong cơ thể bị giảm và gây ra biến chứng đột quỵ, đau tim.

3.3) Bồi bổ máu, điều trị sỏi thận

Ngoài giải nhiệt, ổn định huyết, giảm cholesterol, giảm cân,…Trà Cung Đình Huế còn giúp bồi bổ máu, nâng cao sức khỏe, ích khí. Nhờ đó, giúp máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, nhờ chức năng thanh lọc cơ thể mà các bệnh về sỏi thận cũng được suy giảm.

tra-cung-dinh-hue-co-tac-dung-dieu-tri-soi-than

Trà Cung Đình Huế hỗ trợ điều trị các bệnh về sỏi thận

3.4) Điều trị bệnh Gout

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là do sử dụng bia rượu quá mức, chế độ ăn uống thừa đạm quá nhiều. Khi sử dụng Trà Cung Đình thường xuyên sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc bia rượu, thực phẩm mang vào, từ đó sẽ hạn chế và ngăn ngừa bệnh Gout cách hiệu quả.

3.5) Điều trị mụn, cải thiện làn da

Mụn được hình thành do chức năng giải độc của gan bị suy giảm. Trà Cung Đình có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và giải độc gan. Nhờ đó, gan sẽ ít độc tố hơn và mụn nhọt trên cơ thể từ đó sẽ giảm, không nổi lên nữa.

3.6) Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Trong trà cung đình có tâm sen, Thảo Quyết Minh và đại táo, ba dược liệu này có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Hơn nữa, trong Tâm Sen có các thành phần asparagine, nuciferin, liensinin, nelumbin.

Các chất này có nhiệm vụ ổn định và kéo dài giấc ngủ. Nhờ vậy, những người mất ngủ thời gian dài khi uống Trà Cung Đình Huế sẽ cải thiện được tình trạng mất ngủ, làm ngủ ngon cách tự nhiên.

tra-cung-dinh-hue-co-cong-dung-giup-ngu-ngon

Trà Cung Đình Huế điều trị mất ngủ, giúp làm ngủ ngon

3.7) Nâng cao sức khỏe, giảm nồng độ cholesterol

Thường xuyên sử dụng nhiều đồ ăn chứa cholesterol (chất béo), không vận động, uống rượu bia và hút thuốc lá sẽ dễ khiến nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao. Và khi nồng độ cholesterol tăng cao sẽ dễ dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tuy nhiên, nụ vối, khổ qua, hoa lài, đẳng sâm và Atiso đây là những loại thảo được có trong Trà thảo mộc Cung Đình Huế sẽ có tác dụng giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, giảm nồng độ cholesterol tăng cao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng hờ biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

3.8) Giữ dáng và làm đẹp da cho phụ nữ

Trà Cung Đình Huế có tác dụng kiểm soát cân nặng hợp lý, hiệu quả, giúp cho chị em phụ nữ luôn giữ được dáng chuẩn. Hơn nữa, trà cung đình còn giúp làm chậm quá trình lão hóa của làn da, làm da luôn trắng sáng, hồng hào.

3.9) Giúp phụ nữ giảm cân thành công

Trà Cung Đình Quý Phi có công dụng giảm mỡ, giảm béo, phù hợp cho phụ nữ đang có nhu cầu giảm cân. Đây là cách làm đẹp tự nhiên, an toàn, ít tốn kém lại không sợ bất kỳ tác dụng phụ nào.

tac-dung-tra-cung-dinh-hue-giup-lam-dep-da

Trà Cung Đình Huế giúp phụ nữ làm đẹp da, giảm cân hiệu quả

3.10) Tăng cường sinh lực cho đàn ông

Xưa Vua Minh Mạng không những nổi tiếng vì sự thông minh, khôn ngoan mà còn được nhiều người nể phục khả năng tình dục vô song của mình. Và ngày nay, Trà Cung Đình Huế Minh Mạng với những thành phần thảo dược quý với công thức chế biến gia truyền, dành riêng cho đàn ông, giúp tăng cường sinh lý, cải thiện đời sống gia đình, khẳng định bản lĩnh của phái mạnh.

tra-cung-dinh-hue-cai-thien-sinh-luc-cho-dan-ong

Trà Cung Đình Huế cải thiện sinh lực cho đàn ông

3.11) Trà Cung Đình Huế giúp người già sống khỏe hơn

Trà Thảo Mộc Cung Đình Huế có tác dụng điều hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, cao huyết áp, cơ thể suy nhiệt, hạn chế lão hóa làn da. Vì thế, đây là thức uống phù hợp dành cho người già, giúp họ sống khỏe và trẻ hơn.

tra-cung-dinh-hue-giup-nguoi-gia-song-khoe

Trà Cung Đình Huế giúp cải thiện sức khỏe cho người lớn tuổi

4) Bà bầu có uống được Trà Cung Đình Huế không ?

Mặc dù Trà Cung Đình Quý Phi là sản phẩm dành riêng cho phụ nữ, với nhiều tác dụng tuyệt vời như giảm mỡ, giảm cân, đẹp da,…

Tuy nhiên, bà bầu uống Trà Cung Đình Huế cần nên cẩn trọng khi sử dụng loại trà này, không nên lạm dụng, sử dụng nó thường xuyên mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Vì hầu hết trong các sản phẩm trà đều có chất caffeine, nên sẽ khi sử dụng sẽ dễ gây hậu quả xấu đối với mẹ bầu và bé.

Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng, tránh những tác dụng phụ của Trà Cung Đình Huế.

ba-bau-co-nen-uong-tra-cung-dinh-hue

Bà bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Trà Cung Đình Huế

5) Cách lựa chọn các loại Trà Cung Đình Huế phù hợp nhu cầu bạn

Trà thảo mộc Cung Đình Huế có đa dạng sản phẩm, đáp ứng với nhu cầu của người sử dụng khác nhau với hương vị đặc trưng riêng của Trà Cung Đình Huế. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi Trà Cung Đình Huế loại nào ngon thì không chính xác, vì nó phụ thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, để giúp bạn chọn được loại trà phù hợp với mình, trathaomoc.info gợi ý cho bạn một vài sản phẩm dưới đây:  

5.1) Trà Cung Đình Huế dành cho gia đình

Trà Cung Đình Huế dùng trong gia đình bao gồm các loại : G8, G9 và G10. Ba sản phẩm này, đều được chiết xuất từ 16 loại dược liệu quý và đều có tác dụng tốt cho sức khỏe. Duy chỉ các sản phẩm này chỉ khác nhau về khối lượng tịnh và cách đóng gói.

Trà Cung Đình Huế G8 có vị ngọt dịu, nhẹ nhàng và dễ uống. Trà Cung Đình Huế G9 có vị đậm, thơm hơn G8. Còn Trà Cung Đình Huế G10 được đóng gói thành 20 gói nhỏ, tiện lợi cho mỗi lần uống nhưng hương vị không khác nhiều so với G8 và G9.

tra-cung-dinh-hue-dung-trong-gia-dinh-gia-bao-nhieu

Trà Cung Đình Huế dùng chung trong gia đình

5.2) Trà Cung Đình Huế túi lọc tiện lợi cho dân văn phòng

Trà Cung Đình Huế túi lọc có tổng cộng 30 túi nhỏ bên trong một họp. Tiện lợi cho những người làm việc ở văn phòng, chỉ cần một gói túi nhỏ, một cái ly và ít nước sôi là có thể thưởng thức ly Trà Cung Đình thơm ngon bổ dưỡng.

Xem thêm: 7 Loại Trà Cùng Đình Huế Đức Phượng Phổ Biến Hiện Nay

5.3) Trà Cung Đình Huế dành cho phái nữ

Trà Cung Đình Quý Phi là sản phẩm được sản xuất với các công dụng rất tốt dành riêng cho phụ nữ. Phụ nữ sử dụng Trà Cung Đình thường xuyên sẽ giúp giữ dáng, đẹp da,…đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Tủy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người mà chọn sản phẩm dạng gói nguyên hoặc túi lọc phù hợp.

tra-cung-dinh-hue-quy-phi-gia-bao-nhieu

Trà Cung Đình Huế Quý Phi dành cho phụ nữ

5.4) Trà Cung Đình Huế dành cho đàn ông

Trà Cung Đình Minh Mạng là sản phẩm có công năng dành riêng cho đàn ông, giúp phòng ngừa, điều trị bệnh Gout, giảm nồng độ cholesterol, bổ thận, tăng cường sinh lý,…

5.5) Trà Cung Đình cho người cao tuổi

Trà Cung Đình Mẫu Hậu là sản phẩm dành cho người cao tuổi, giúp ngủ ngon, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, cải thiện thị lực, hạn chế lão hóa,… rất phù hợp và tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi.

6) Hướng dẫn cách pha Trà Cung Đình Huế

Để hương vị Trà Cung Đình của bạn có hương vị đậm và ngon. Thực hiện 5 bước đơn giản bên dưới đây là bạn đã có được ly trà tuyệt hảo để thưởng thức.
Bước 1: Tráng ly trà qua nước sôi
Bước 2: Cho vào ly trà 30g trà và 2 quả táo
Bước 3: Chế một ít nước sôi vào trà, ngâm 10s rồi rót kiệt ra
Bước 4: Chế nước sôi vào ly trà, đợi khoảng 3-5p, đậy nắp ly (nếu có)
Bước 5: Dùng muỗng (thìa) khuấy đều, đợi nguội rổi thưởng thức thức.

Lưu ý: Nếu muốn dùng lạnh, đem Trà Cung Đình bỏ vào nồi hoặc ấm, đun độ 3-5 phút, để nguội rồi đóng chai, bỏ vào tủ lạnh rồi thưởng thức.

huong-dan-cach-pha-tra-cung-dinh-hue

Hướng dẫn cách pha Trà Cung Đình Huế

7) Những điều cần lưu ý khi dùng Trà Cung Đình Huế

– Trong thành phần của Trà Cung Đình Huế có một số loại thảo mộc khi uống nhiều sẽ có thể kích thích tử cung gây ra sẩy thai hoặc các cơn co dạ con. Tốt nhất, phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này.
– Dùng lượng vừa đủ mỗi ngày khoảng 30-40g sẽ tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ cho người dùng.

8) Địa chỉ mua Trà Cung Đình Huế uy tín

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán Trà Cung Đình Huế, nhưng để đảm bảo được chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm thì bạn nên mua ở chính cửa hàng hoặc đặt hàng online qua một số cửa hàng bán Trà Cung Đình Huế Đức Phượng uy tín sau đây:

– Trà Cung Đình Huế Đức Phượng 

Trà Đình Vũ Di

– Trà Hoàng Cung Huế

Thảo dược Đức Thịnh

– Anh bạn trà

Xem thêm: Trà Cung Đình Huế Mua Ở Đâu Chất Lượng, Giá Tốt?

Kết luận 

Vậy là trathaomoc.info đã chia sẻ bạn tất tần tật thông tin về thành phần, công dụng, cách pha cũng như những câu hỏi thường gặp của khách hàng về loại Trà thảo dược tuyệt vời này.

Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có những hiểu biết cũng như kiến thức về Trà Cung Đình Huế, sử dụng nó để cải thiện sức khỏe của bản thân, cũng như làm cho chất lượng cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết !

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *