GỢI Ý MỘT SỐ CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG

GỢI Ý MỘT SỐ CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG

Gạo lứt là thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều dinh dưỡng, không chỉ được sử dụng như sản phẩm thay thế cho gạo trắng mà nó còn được sử dụng kết hợp để tạo ra nhiều loại khác nhau như: sữa gạo lứt, bánh gạo lứt, hay trà gạo lứt. Và một trong số đó rất được khách hàng ưa chuộng vì đem đến hương vị thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe đó là Trà gạo lứt. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số cách làm trà gạo lứt đậm vị, bổ dưỡng.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT ĐẬU ĐỎ

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT ĐẬU ĐỎ

Trà gạo lứt đậu đỏ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ

Trà gạo lứt đậu đỏ có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện, làm đẹp cho da. Vì vậy, chắc hẳn nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ sẽ rất cần và muốn tìm học cách làm trà gạo lứt đậu đỏ này. Để có được ly trà gạo lứt đậu đỏ bạn cần trải qua các bước sau đây:

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm trà

  • 100 gram gạo lứt đỏ
  • 100 gram đậu đỏ

Với 2 loại nguyên liệu này bạn có thể tìm mua loại đã rang sẵn để tiết kiệm thời gian và bỏ qua được bước sơ chế. 

2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo lứt: Với gạo lứt khi mua về bạn cần làm sạch gạo bằng cách dùng nước lạnh để rửa, lọc bỏ bụi bẩn. Dùng nước ấm khoảng 40 độ C để ngâm gạo trong 6 giờ đồng hồ. Sau đó vớt gạo ra để cho ráo nước.
  • Đậu đỏ: Cần loại bỏ những hạt sâu, bể, giữ lại những hạt nguyên, đem đi rửa sạch và để ráo nước.

3. Rang đậu đỏ và gạo lứt

  • Sau khi các nguyên liệu đã được làm sạch và để ráo nước ta tiến hành rang.
  • Đầu tiên cho chảo lên bếp để lửa nhỏ sao cho chảo vừa ấm thì cho gạo lứt vào.
  • Dùng đũa gỗ để đảo đều cho gạo thơm và chín, tránh để bị cháy.
  • Sau khi gạo đã chín thì đổ gạo ra và các bước rang đậu cũng được thực hiện như với gạo lứt vừa làm.

4. Nấu trà gạo lứt đậu đỏ

  • Gạo và đậu đỏ sau khi đã rang xong có thể để riêng hoặc gộp chung tùy theo sở thích của người làm.
  • Dùng 1.5 lít nước đem đun sôi, cho vào nồi nước đó 2 muỗng gạo lứt và đậu đỏ.
  • Tiếp tục nấu đến khi nào gạo và đậu chín và nứt ra thì sẽ tắt bếp.
  • Sau khi nấu xong bạn nên lọc xác trà đi và giữ lại phần nước cốt để uống, có thể giữ ấm cho trà để uống nóng hoặc rót ra chén uống đều được.

5. Cách nấu trà gạo lứt đậu đỏ tiết kiệm thời gian

Nếu bạn là người thường uống trà gạo lứt đậu đỏ nhưng lại không có nhiều thời gian bạn có thể tiết kiệm thời gian hơn với cách làm như sau:

  • Gạo và đậu sau khi được rang xong đem cho vào bộ lọc trà.
  • Đem bộ lọc trà đem ngâm hãm vào bình nước nóng trong thời gian 25 đến 30 phút.
  • Lúc này bạn sẽ có được một bình trà gạo lứt đậu đỏ thơm ngon không kém.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT RANG

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT RANG

Trà gạo lứt rang là một loại thức uống bắt nguồn từ Nhật Bản và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe người dùng

Cùng tìm hiểu cách làm trà gạo lứt qua các bước dưới đây.

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm trà

  • Lá trà xanh
  • Gạo lứt

2. Cách thực hiện

Bước 1: Rang gạo lứt.

  • Gạo lứt bạn cần đem làm sạch và để ráo nước.
  • Dùng một cái chảo bắt lên bếp với lượng lửa vừa hoặc nhỏ.
  • Đổ gạo vào chảo sau đó đảo đều sao cho gạo chuyển màu và thơm rồi tắt bếp, chờ gạo nguội.
  • Khi rang bạn nên cho một lớp mỏng gạo để hạt gạo được vàng đều, tránh rang một lúc quá nhiều gạo làm gạo không chín đều và không thơm.

Bước 2: Pha trà.

  • Cho một lượng gạo lứt vừa phải vào rây trà cùng với là trà xanh. Lượng gạo và trà thường sẽ theo tỉ lệ 1:1, hoặc cũng có thể tùy vào sở thích uống của mỗi người mà tăng giảm khác nhau.
  • Đun một ấm nước sôi đến khoảng 82 độ C rồi cho rây gạo vào nhúng trong nước. Bạn cũng có thể đặt rây trà vào ly mà không cần đến bình trà rồi đổ nước sôi vào.
  • Ngâm trà và gạo lứt trong nước sôi tầm 2 đến 3 phút, sau đó bỏ rây trà ra là bạn đã có ly trà gạo lứt thơm ngon để thưởng thức.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT MẬT ONG

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT MẬT ONG

Trà gạo lứt mật ong cũng được xem là một loại thức uống giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện và không mất nhiều thời gian

Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm của loại trà gạo lứt mật ong như sau:

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm trà

  • Gạo lứt 
  • Gừng 
  • Mật ong

2. Cách chế biến:

Bước 1: Rang gạo lứt.

  • Gạo lứt sau khi mua về hãy loại bỏ hạt xấu, rồi đem rửa qua nước cho sạch, vớt ra để ráo.
  • Dùng một chiếc chảo bỏ lên bếp với lượng lửa vừa hoặc nhỏ sau đó cho gạo vào rang đều cho đến khi gạo chín và có mùi thơm.
  • Gừng cũng được đem đi làm sạch và cắt lát mỏng.

Bước 2: Nấu nước gạo lứt.

  • Cho gạo đã rang và gừng cắt lát vừa chuẩn bị trước đó vào nồi nước và đem đun cho sôi trong vòng 10 phút.
  • Sau khi nước gạo lứt đã sôi bạn tắt bếp và lọc nước trà qua rây để loại bỏ phần cặn.

Bước 3: Hoàn thành ly trà gạo lứt mật ong

  • Trà gạo lứt sau khi được lọc lấy phần cốt, cho ra ly, sau đó pha vào đó thêm 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều để mật tan trong nước và bạn có thể thưởng thức.

Lưu ý: Với phần nước trà gạo lứt được nấu ra bạn chỉ nên sử dụng trong ngày để đảm bảo giữ được hương vị thơm ngon cũng như các giá trị dinh dưỡng có trong trà.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT BÍ ĐAO

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT BÍ ĐAO

Trà gạo lứt bí đao với nhiều ưu điểm nổi bật như thanh nhiệt, giải độc đã sớm chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng

Trà gạo lứt bí đao thơm ngon sẽ cần trải qua khâu chế biến với các bước sau đây:

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm trà

  • Gạo lứt
  • Bí đao
  • Lá dứa
  • La hán quả
  • Đường phèn
  • Muối

2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo lứt sau khi mua về bạn nên loại bỏ hạt xấu và đem đi rửa sạch để ráo nước.
  • Bí đao khi mua bạn nên chọn những quả to, căng mọng, màu da xanh. Đem bí đi rửa sạch không gọt vỏ mà tiến hành chẻ đôi quả bí theo chiều dọc loại bỏ phần ruột và cắt nhỏ quả bí thành từng miếng dày tầm 1 lóng tay.
  • La hán quả đem rửa sạch và đập dập
  • Lá dứa rửa sạch cột lại thành bó.

3. Cách làm trà gạo lứt bí đao

  • Phần gạo lứt sau khi được để ráo thì đem đi rang. Bắt một cái chảo lên bếp, bật lửa lớn đến khi chảo nóng thì nhỏ lửa lại cho gạo vào. Đảo đều gạo cho đến khi gạo đổi màu sẫm hơn và có mùi thơm thì tắt bếp. 
  • Tiếp tục nấu một nồi nước và cho phần gạo lứt vừa rang vào nấu với lửa vừa trong tầm 15 đến 20 phút sao cho hạt gạo vừa nở thì tắt bếp và vớt xác gạo ra.
  • Dùng một chiếc nồi thứ 2 để nấu một nồi nước khác, cho bí đao, dứa và la hán quả sau khi đã sơ chế vào nấu cùng với nước.
  • Lọc phần nước gạo lứt đã nấu trước đó qua rây và cho vào nấu chung.
  • Đun nồi nước sôi trong 30 phút với lượng lửa vừa phải.
  • Sau khi thấy bí đã chín thì vớt bí, dứa và la hán quả ra.
  • Tiếp tục cho thêm đường phèn và một ít muối vào khuấy đều để đường tan vào nước và tắt bếp.

Trà gạo lứt bí đao sau khi được nấu xong sẽ có một mùi thơm đặc trưng cùng vị ngọt thanh mát của bí. Đây là một trong những loại nước uống được yêu thích vào những ngày hè nóng bức.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT BAN CHA

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT BAN CHA

Trà gạo lứt Ban Cha là một sự kết hợp hoàn hảo giữa trà Ban Cha, loại trà hảo hạng của vùng núi cao với loại gạo lứt đỏ sạch và thơm

Sự kết hợp giữa trà Ban Cha và gạo lứt đã tạo nên một loại thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe của con người. Cách làm trà gạo lứt Ban Cha như sau:

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm trà

  • Gạo lứt đỏ
  • Trà Bancha (là trà già)

2. Cách làm trà

  • Lá trà tươi sau khi được thu hoạch về đem đi làm sạch bằng cách cho vào nước sôi nấu nhanh và vớt ra liền.
  • Sau đó đem đi ủ qua đêm rồi phơi ở chỗ mát và thường xuyên xốc đảo trà lên để lá trà khô.
  • Thời gian phơi từ 1 tuần đến 10 ngày tùy vào mức độ khô của lá trà, sau khi trà khô đem bỏ vào bao tránh để trà ở những nơi ẩm ướt.
  • Gạo lứt cũng được chọn lọc loại bỏ hạt xấu và rửa sạch để ráo. 
  • Khi dùng bạn sẽ lấy một ít lá trà đem rang rồi đổ xuống nền gạch tàu sau đó nhanh chóng hốt lên, tránh việc để lâu.
  • Khi pha trà thì cần rửa lại trà cho sạch rồi mới đem pha.

3. Cách nấu trà

  • Phần gạo lứt đã được làm sạch và rang trước đó được lấy đem nấu với một lượng nước vừa phải.
  • Sau đó, lấy khoảng 10 lá trà khô đã được rửa sạch đem vò nát rồi cho vào bình thủy tinh, đổ phần nước gạo lứt đang sôi vào ngâm trong 15 phút để trà ra đủ chất, phần trà vẫn được giữ nguyên trong bình, khi uống chỉ cần rót lấy nước uống.
  • Bạn cũng có thể dùng trà bỏ trực tiếp vào nồi nước gạo lứt nấu trong 15 phút sau đó vớt xác trà ra, cho nước trà vào bình giữ nhiệt và uống dần.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT THẬP VỊ (TRÀ TRƯỜNG SINH)

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT THẬP VỊ (TRÀ TRƯỜNG SINH)

Cùng tìm hiểu cách làm trà gạo lứt thập vị (trà trường sinh)

Để làm trà gạo thập vị (trà trường sinh) cần chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành theo các bước sau:

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm trà

  • Gạo lứt đỏ (gạo lứt huyết rồng)
  • Các loại đậu đỏ, đậu đen, ỷ dĩ, hạt sen, củ sen, tâm sen, ngưu báng,…

2. Cách làm trà gạo lứt thập vị như sau:

  • Gạo lứt, đậu đỏ, đậu đen khi mua về thì đem đi làm sạch loại bỏ hạt xấu giữ hạt nguyên. Đem chúng đi rửa và để ráo nước.
  • Dùng chảo bắt lên bếp cho nóng rồi rang lần lượt gạo lứt, đậu đỏ, đậu đen cho đến khi chúng chín và có mùi thơm thì nhắc xuống bỏ ra cho nguội.
  • Ỷ dĩ mua về cho vào nước đãi rửa sạch rồi lấy ra để ráo nước. Bắt chảo lên bếp cho nóng và khô chảo, cho ỷ dĩ vào rang với lửa thật nhỏ đảo đều cho đến khi có màu vàng và thơm.
  • Hạt sen nên chọn loại hạt già và chắc, loại bỏ phần vỏ cứng, giữ lại phần vỏ lụa và tim sen. Cho hạt sen lên chảo nóng đảo đều đến khi chín thì tắt bếp cho ra ngoài.
  • Củ sen nên chọn loại mới nhổ còn tươi đem đi rửa sạch, thái mỏng cắt nhỏ bằng đầu đũa. Cho phần củ sen này vào chảo nóng bắt trên bếp rang đều tay đến khi củ sen chín.
  • Ngưu báng khi mua về đem đi rửa sạch cắt nhỏ như vừa cắt củ sen rồi cho lên chảo rang đến khi chín. Ngưu báng thường thấy nhiều vào dịp sau tết nguyên đán đến tháng 6 âm lịch hàng năm.

Một số loại hạt khác: Tùy vào từng nhà sản xuất, từng nhu cầu, sở thích mà mỗi nơi sẽ có thêm những loại nguyên liệu khác nhau

Sau khi tất cả các loại gạo, hạt đậu được rang chín ta trộn đều chúng lại và tạo ra được trà thập vị. Lúc này chỉ cần cho một lượng tùy ý vào bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt đổ nước sôi vào ủ là ta có ngay bình trà thập vị (trà trường sinh).

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT GIẢM CÂN

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ GẠO LỨT GIẢM CÂN

Trà gạo lứt là một trong những loại nước uống dễ làm, đơn giản, nhưng đem lại hiệu quả cao cho việc giảm cân

Vậy loại nước uống này được làm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm trà gạo lứt giảm cân sau đây.

1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm trà

  • Gạo lứt 
  • Nước 
  • Muối

2. Cách làm trà gạo lức giảm cân

Bước1: Rang gạo lứt

  • Gạo lứt sau khi được làm sạch để ráo nước thì đem rang cho hạt gạo nở và thơm.

Bước 2: Nấu trà

  • Cho gạo đã rang vào nồi nước thêm ít muối rồi đun sôi. Đun đến khi nào gạo chín mềm thì tắt bếp và nhắc nồi xuống. Dùng rây để lọc lấy phần nước uống.

2. Cách làm trà gạo lức giảm cân khác

Một cách đơn giản hơn là gạo sau khi rang bạn cho thẳng vào bình ủ, sau đó đổ nước sôi trực tiếp vào bình và ủ trong thời gian từ 1,5 đến 2 giờ, sau đó bạn có thể thưởng thức được phần nước trà này.

Ngoài ra, người dùng còn có thể ăn cả phần xác gạo sau khi ngâm mà không phải lo lắng về lượng calo nạp vào cơ thể.

KẾT LUẬN

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm cách làm trà gạo lứt cho gia đình mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại blog trà thảo mộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *