CHỈ DẪN CÁCH LÀM TRÀ CHÙM NGÂY ĐƠN GIẢN NGAY TẠI NHÀ
CHỈ DẪN CÁCH LÀM TRÀ CHÙM NGÂY ĐƠN GIẢN NGAY TẠI NHÀ
Trà thảo mộc lại quay trở lại và mang đến thông tin thú vị về cách làm trà chùm ngây cho bạn đọc đây. Nếu tình cờ bạn đang có một ít chùm ngây trong tay thì quá hợp lý để bắt tay vào để tìm hiểu cách làm trà từ cây chùm ngây rồi.
Cách chế biến trà chùm ngây cực kỳ đơn giản dễ làm chỉ cần bạn không bỏ qua bài viết này. Nào cùng đi tìm hiểu nhé!
CÂY CHÙM NGÂY LÀ GÌ?
Chùm ngây đã tồn tại và được đưa vào sử dụng hàng ngàn năm trước từ các quốc gia có nền văn minh cổ đại như Ấn Độ, Hy Lạp, Ý.
Nó được xem như một loài cây mang lại lợi ích bậc nhất thế giới bởi lẽ tất cả các bộ phận của chùm ngây đều có thể được tận dụng làm thức ăn hoặc tùy theo cách làm trà chùm ngây mà nó còn phục vụ cho các nhu cầu khác nhau.
Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa thuộc họ chùm ngây, là giống thực vật thân gỗ có xuất xứ từ khu vực Nam Á. Tuy nhiên, cây chùm ngây cũng thường sinh trưởng một cách hoang dã hoặc được người dân trồng với mục đích khai thác và sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi lẽ nó mang lại giá trị về mặt kinh tế cao.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÀ CHÙM NGÂY TỪ CÂY TƯƠI ĐƠN GIẢN
Nhận thấy được giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà trà chùm ngây mang lại, bạn có thể tự làm ra trà chùm ngây từ cây chùm ngây tươi một cách cực kỳ đơn giản ngay tại nhà và vẫn giữ nguyên được công dụng hữu ích của trà chùm ngây, chỉ cần thực hiện như sau:
Bước 1: Thu hái lá chùm ngây
Như trà thảo mộc đã chia sẽ phía trên thì tất cả các bộ phận của cây chùm ngây đều có thế sử dụng được. Vậy nên, dù nói rằng chế biến trà từ lá chùm ngây nhưng bạn vẫn có thể cho cả bộ phận rễ và cành của cây để làm trà thì vẫn ổn, không có vấn đề gì.
Về phần chế biến trà chùm ngây thì việc thu hoạch lá trà cũng rất quan trọng. Bạn nên thu hái những lá vừa phải, không quá già mà cũng không nên quá non. Chọn những lá mang màu xanh đậm và cân nhắc hái lượng vừa đủ để làm trà chùm ngây.
Sau khi hái được lượng lá chùm ngây vừa đủ với nhu cầu của bạn thì hãy mang tất cả số lá ấy đi rửa lại với nước sạch để làm sạch những bụi bẩn bám trên lá cây, sau đó thì để cho lá ráo nước.
Bước 2: Công đoạn phơi khô
Vào thời gian đầu của buổi sáng hay khoảng cuối chiều hãy mang lượng lá chùm ngây đã ráo nước đi phơi trong bóng râm.
Lúc phơi lá chùm ngây bạn hãy đặt lớp lá úp xuống theo hình thức so le xen kẽ nhau để lưu giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng đến lúc cuối ngày lá chùm ngây sẽ dần dần săn lại và cho độ giòn tương đối thì lúc này bạn hãy dùng tay tước cuống, lặt bỏ phần nhánh lá chỉ chừa lại phần mắt lá xanh màu nâu và có độ mỏng tơ.
Thực hiện công đoạn phơi lá chùm ngây liên tục như vậy tầm sau 2 đến 3 ngày nắng cho lá khô và teo lại bạn sẽ thu lại được một lượng lá chùm ngây khô để dùng làm trà.
Lúc này cả phần cành của lá cây chùm ngây cũng có thể dùng để nấu trà vì trong chúng có chứa hàm lượng chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa của cơ thể.
Bước 3: Xay nhuyễn lá chùm ngây
Trường hợp nhà bạn có máy xay sinh tố: hãy cho tất cả phần chùm ngây đã phơi khô vào máy xay trong tầm 10-15 giây, cò những phần cành hơi lớn bạn có thể cắt ra thành những đoạn bé hơn tầm 0,5 đến 1cm.
Trường hợp nhà bạn không có máy xay sinh tố: bạn có thể giữ nguyên chùm ngây khô như vậy để nấu trà cũng được.
Bước 4: Pha trà và bảo quản
Cách pha trà chùm ngây: Bạn dùng thìa cafe lấy tầm 1-1/4 muỗng lá chùm ngây hòa cùng 500ml nước. Tùy vào khẩu vị mỗi người mà bạn cũng có thể cho thêm vào chút mật ong và chanh để thức uống thêm hương vị. Nếu không thì cũng không cần cho thêm gì vào nữa để giữ nguyên hương vị nguyên bản của trà chùm ngây.
Tiếp theo, cho vào máy say sinh tố và xay trong 1 phút, nếu muốn thêm chút dư vị tươi mát bạn hãy bỏ một ít đá bi vào. Cuối cùng chỉ còn việc thưởng thức tách trà chùm ngây thơm ngon bỗ dưỡng thôi.
Bảo quản: Trà chùm ngây nếu được bảo quản kín đáo, cẩn thận thì có thể lưu giữ được từ 6-12 tháng nhưng khoảng thời gian để sử dụng trà chùm ngây giữ nguyên dinh dưỡng tốt nhất là chỉ nên ở trong tầm độ 6-8 tháng.
Bạn có thể cho trà chùm ngây đã chế biến vào trong hộp đựng trà, túi zip,…để ở nơi thoáng mát. Tuyệt đối không được để trà chùm ngây ẩm vì điều đó sẽ khiến trà mau bị ẩm mốc và hư hỏng.
LỢI ÍCH TRÀ CHÙM NGÂY MANG LẠI BẠN ĐÃ BIẾT?
Một điều thú vị về loại cây chùm ngây này nữa đó là nó có rất nhiều cái tên khác nhau nhưng đặc biệt được nhà Phật ưu ái gọi với cái tên cây Độ Sinh. Với những lợi ích sức khỏe vô vàng mà loại cây này mang đến cho sức khỏe thì có lẽ cái tên này cũng rất hợp lý. Những công dụng của cây chùm ngây có thể kể đến như:
- Trà chùm ngây giúp cân bằng vóc dang, giảm béo, giảm cân.
- Kiểm soát huyết áp.
- Tăng cường và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Tăng cường trí lực, trí nhớ nhận thức.
- Điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến.
- Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.
- Nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.
- Cân bằng nội tiết tố và làm diu cơn đau ngày kinh nguyệt.
- Bảo vệ gan tốt hơn.
- Cung cấp thêm chất sắt ngăn ngừa sự thiếu máu của cơ thể.
- Tăng cường sinh lý phái mạnh.
- Có lợi cho người bị trầm cảm.
- Kích thích sản sinh Collagen nuôi dưỡng mái tóc khỏe đẹp và làn da tươi trẻ.
- Tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa, điều trị bệnh táo bón.
- Phục hồi sức khỏe cho người đang ốm.
- Tốt cho mẹ sau khi sinh em bé.